Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Nga có lợi nên muốn kéo dài cấm vận

Nga chính thức ghi nhận lợi ích, muốn kéo dài cấm vận
Người Nga hy vọng lệnh cấm vận kéo dài thêm thời gian để nền tảng của kinh tế Nga vững chắc hơn, đảm bảo những thành quả có được nhờ cấm vận... Khi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, nhất là khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng thì lệnh cấm vận mà người tiền nhiệm áp dụng với nước Nga có thể sớm bị dỡ bỏ. Nếu điều đó diễn ra thì kinh tế của nước Nga sẽ “mất nhiều hơn được". Doanh nghiệp Mỹ giúp Nga vượt nguy trong cấm vận
Cấm vận sớm bị dỡ bỏ sẽ làm thiệt hại cho nước Nga
Khi lệnh cấm vận nước Nga được thiết kế cho ngăn hạn phải áp dụng cho dài hạn đã khiến nó giảm rất nhiều tác hiệu, thậm chí ngược lại khi nước Nga đã tương kế tựu kế, khai thác lợi ích và tạo ra lợi thế cho mình. Đây tình cảnh trớ trêu mà các tác giả của lệnh cấm vận không lường tới nên không thế tránh được.

Khi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, nhất là khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng thì lệnh cấm vận mà người tiền nhiệm áp dụng với nước Nga có thể sớm bị dỡ bỏ. Nếu điều đó diễn ra thì kinh tế của nước Nga sẽ “mất nhiều hơn được".

Trước bối cảnh đó, ngày 2/2/2017, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Aleksander Tkachev đã chính thức bày tỏ hy vọng chính phủ Nga sẽ tiếp tục thực hiện cấm nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ và các nước phương Tây, bởi đó được xem như một biện pháp giúp thúc đẩy sản xuất hàng thực phẩm trong nước.

Trong khi lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU, Mỹ, Canada và nhiều nước khác được Nga áp dụng là nhằm trả đũa lệnh cấm vận của phương Tây đối với nước Nga sau sự kiện Crimea. Như vậy nếu đề nghị Nga kéo dài lệnh cấm nhập khẩu nhập khẩu thực phẩm thì cũng đồng thời đề nghị Mỹ và phương Tây kéo dài cấm vận với nước Nga.

Theo người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Nga thì do lệnh cấm nhập khẩu không thể kéo dài vĩnh viễn nhưng những thành tích cao mà ngành nông nghiệp nước Nga đạt được thời cấm vận nên được tiếp tục duy trì để nông dân và doanh nghiệp Nga có thể chuẩn bị đủ điều kiện và tâm thế sẵn sàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu một khi lệnh cấm được dỡ bỏ.

Cũng nên nhắc lại rằng, từ tháng 8/2014, Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các loại lương thực - thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác, trong đó có Mỹ, nhằm đáp trả hành động tương tự của phương Tây, sau sự kiện Nga sáp nhập trở lại bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. Ngày 29/6/2016, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh ra hạn lệnh cấm nhập khẩu các loại lương thực - thực phẩm từ các nước phương Tây tới cuối năm 2017.

Như vậy là lệnh cấm nhập khẩu còn tới gần 11 tháng nữa mới có thể bị dỡ bỏ, thế mà Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Aleksander Tkachev đã phải lo lắng. Theo cá nhân người viết, điều này có thể xuất phát từ việc Bộ Tài chính Mỹ điều chỉnh một số lệnh trừng phạt nhằm vào Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ tại Nga nhập khẩu một số sản phẩm công nghệ thông tin cần thiết.

Đây có thể được nhận diện là bước khởi đầu cho việc xem xét dỡ bỏ từng bước lệnh trừng phạt Moscow, cấm vận nước Nga. Bởi lẽ, việc kéo dài cấm vận đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại, như trường hợp hãng cung cấp thức ăn nhanh McDonald’s mà người viết đã phân tích, là một ví dụ điển hình về hậu quả của doanh nghiệp Mỹ phải gánh chịu thiệt hại bởi lệnh cấm vận của chính quyền Mỹ đối với Nga.

Tuy nhiên, nếu việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sớm diễn ra thì sẽ khiến nước Nga cũng phải từng bước dỡ bỏ những biện pháp trả đũa của mình. Trong khi nền kinh tế Nga đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế và đã gặt hái được nhiều thành quả, song có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trước thực tế này.

Do vậy, đại diện cho người dân và doanh nghiệp Nga, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, với tư cách là thành viên chính phủ Nga, Bộ trưởng Nông nghiệp Aleksander Tkachev đã phải bày tỏ sự nghi ngại.

Những thành quả mà người Nga sợ mất đi nếu lệnh cấm vận sớm bị dỡ bỏ

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Aleksander cho biết, sản lượng rau trồng nhà kính năm 2016 đã tăng 8%, đạt 691.000 tấn. Ngoài ra, có thêm 160 ha nhà kính đã được đưa vào canh tác. Theo tính toán thì hiện tại các nhà sản xuất Nga đã đảm bảo cung cấp được tới 90% lượng tiêu thụ rau cho cả nước Nga.

Cũng theo tính toán của Bộ trưởng Nông nghiệp Nga thì sau 4 năm nữa, khi đạt khoảng 70.000 ha vườn và tăng sản lượng lên 1,7 triệu tấn, doanh nghiệp Nga cũng sẽ đảm bảo được hoàn toàn nhu cầu hoa quả cho cả nước.

Thậm chí một số sản phẩm Nga đã xuất khẩu với sản lượng đứng đầu thế giới, như củ cải đường chẳng hạn. Với 50 triệu tấn sản lượng, Nga sản xuất được khoảng 6 triệu tấn đường, không chỉ bao tiêu dùng cho toàn bộ thị trường trong nước mà còn tăng xuất khẩu, vượt qua mốc 200.000 tấn/năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Nga trở thành nhà cung cấp đường lớn trên thế giới.

Theo thông tin từ chính phủ Nga, hiện này nước Nga là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ai Cập với các quốc gia thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Cụ thể nhập khẩu từ Nga chiếm 97% kim ngạch nhập khẩu của Ai Cập với khối EAEU và tăng đến 14% trong năm 2016.

Theo ông Fedor Lukashin, đại diện thương mại Nga tại Ai Cập thì xuất khẩu của Nga tăng trong năm 2016 là nhờ cung cấp nguyên liệu nông nghiệp, thực phẩm và các loại rau. Chỉ với thị trường Ai Cập mà Nga đã đạt được những kết quả quá tốt như vậy.

Trong khi đó, Mỹ và Nga đã tìm được tiếng nói chung trong cuộc chiến Syria, điều đó khiến thị trường Trung Đông – Bắc Phi trong thời gian tới là rất hứa hẹn. Với nền tảng vừa có được trong thời cấm vận, nếu không được duy trì thì các doanh nghiệp Nga không thể cạnh tranh với các đổi thủ tại thị trường béo bở này.

Vì vậy, người Nga hy vọng lệnh cấm vận sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa để nền tảng của kinh tế Nga vững chắc hơn, qua đó đảm bảo giữ vững được những thành quả có được nhờ lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Ngọc Việt
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-chinh-thuc-ghi-nhan-loi-ich-muon-keo-dai-cam-van-3328388/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét