Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Á TẾ Á CA: Hồn mê mẩn tỉnh chưa, chưa tỉnh?

Á TẾ Á CA
Tác giả : PHAN BỘI CHÂU
Thuế má ngày nay nhiều quá; dân càng ngày càng bị bần cùng hóa, trong khi quan càng ngày càng phè phỡn, biệt thự trăm tỷ, vợ con mang tiền của chuyển ra nước ngoài sống. Mời bà cọn đọc lại bài diễn ca Á TẾ Á CA của nhà Chí sỹ yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu, để thấy xã hội Việt Nam trước năm 1945 là một xã hội bất công, áp bức, bóc lột, một chế độ dã man đã thức tỉnh những con dân Việt dù quen sống trong kiếp nô lệ cũng phải nổi dậy lật đổ nó, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhìn đất nước hiện nay xem có gì khác với xưa để thấy chúng ta đang sống trong một đất nước, một xã hội "chưa bao giờ đẹp như bây giờ", tương lai sáng lạn cũng đang chờ chúng ta ?

Cụ PHAN BỘI CHÂU

Non sông thẹn với nước nhà, 
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu. 
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo, 
Việc luyện binh, việc giáo học trường, 
Việc công nghệ, việc nông thương, 
Việc khai mỏ khoáng, việc đường hoả xa.



Giữ các việc chẳng qua người nước, 
Kẻ chức bồi, người tước culi. 
Thông ngôn kí lục chi chi, 
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang. 

Các thức thuế các làng thêm mãi, 
Hết đinh điền rồi lại trâu bò. 
Thuế chó cũi, thuế lợn bò, 
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe. 

Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc, 
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn. 
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền, 
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn. 
L’image contient peut-être : moto et texte
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn, 
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn. 
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã, 
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông. 

Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng, 
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì. 
Các thức thuế kể chi cho xiết, 
Thuế xia kia mới thật lạ lùng, 

Làm cho thập thất cửu không, 
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi. 
Lại nghe nỗi Lào Cai, Yên Bái[15], 
So muôn người như giải lũ tù. 

Ăn cho ngày độ vài xu, 
Việc làm gian khổ, công phu lạ lùng. 
Độc thay phong chướng nghìn trùng, 
Nước sâu quẳng xác, hang cùng chất xương.
Nỗi diệt giống bề lo bề sợ, 
Người giống ta biết có còn không? 
Nói ra sởn gáy động lòng, 
Cha con khóc lóc, vợ chồng thở than. 

Cũng có lúc bầm gan tím ruột, 
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra. 
Cũng xương cũng thịt cũng da 
Cùng hòn máu đỏ, giống nhà Lạc Long. 

Thế mà chịu trong vòng trói buộc, 

Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than. 
Thương ôi! Bách Việt giang san, 
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa. 

Hồn mê mẩn tỉnh chưa, chưa tỉnh? 

Anh em ta phải tính nhường sao.

Á Tế Á ca (nghĩa là "Bài ca châu Á"), còn có tên gọi khác là Đề tỉnh quốc dân ca (Bài ca thức tỉnh quốc dân), Nam hải bô thần ca (Bài ca của một bề tôi trốn tránh người biển Nam), là một bài thơ diễn ca yêu nước được lưu truyền tại Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Trong ba tên gọi khác nhau đã biết của bài thơ tên gọi "Á Tế Á ca" được nhiều người biết đến hơn cả. Cho đến này vẫn chưa rõ tác giả của bài thơ này là ai, người thì cho là Nguyễn Thiện Thuật, người khác thì cho là Tăng Bạt HổPhan Bội ChâuNguyễn Thượng HiềnDương Bá Trạc.[1]

Bài thơ này có 4 truyền bản:
  • Bản được Huỳnh LýHoàng Ngọc Phách công bố lần đầu trong Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng, tập 2, Nhà xuất bản.Giáo dục, Hà Nội, 1959
  • Bản được Đặng Thai Mai sưu tập đưa vào công trình nổi tiếng của ông: Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu TK.XX, In lần thứ nhất, Nhà xuất bản.Văn hóa, Hà Nội, 1961.
  • Bản của Trường Viễn đông Bác cổ mà Đặng Thai Mai dùng làm bản khảo chứng trong công trình trên.
  • Bản được Vũ Văn Sạch công bố gần đây. Bản này được lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 – Hà Nội (Cục Lưu trữ Nhà nước), hồ sơ số 71836 phòng Phủ Thống sứ Bắc Kỳ[2].


Bài ca thể hiện hình ảnh xã hội Việt Nam trước năm 1945, một xã hội bất công, áp bức, cần thức tỉnh những con dân nô lệ phải nổi dậy lật đổ dưới chế độ thực dân Pháp.
Bài ca đồng thời ca ngợi thành công của cuộc duy tân Nhật Bản từ thời Minh Trị như một tấm gương của châu Á, nhất là một tấm gương cho Việt Nam và các nước Đông Dương đang đau khổ.
Nó trở thành một trong những bài nổi tiếng nhất của phong trào Duy tân yêu nước đầu TK XX. Bài thơ được truyền tụng rộng rãi trong dân chúng, được trường Đông Kinh Nghĩa Thục dùng làm tài liệu học tập, bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh và được bí mật cho in và gửi đi khắp nơi. Sau này bài thơ được đưa vào hầu hết các tuyển tập văn học đầu TK XX.
Trước 1975, sách giáo khoa phổ thông ở miền Bắc cũng đưa một trích đoạn bài thơ này vào sách Trích giảng văn học, nên rất được nhiều người thuộc.

^ “'Á Tế Á ca' thực sự là của ai?”. Thể thao & Văn hóa.
^ Lập luận mà Vũ Văn Sạch đưa ra về tác giả là Phan Bội Châu cũng chưa hoàn toàn thuyết phục. Về vấn đề này, ông viết: "Bài ca được viết và gửi từ Nhật Bản về Phủ thống sứ Bắc Kỳ vào năm 1906. Phủ thống sứ đã lưu trữ lại, rồi dịch toàn bộ bài này sang tiếng Pháp. Thống sứ Bắc Kỳ là Grosleau đã ghi nhận xét: "Đây là một bài ca phê phán chế độ bảo hộ đã được lưu truyền từ năm 1906, và lúc đó cho là của Phan Bội Châu""(7) Tôi cho rằng: bài thơ được gửi từ Nhật về Phủ thống sứ Bắc Kỳ năm 1906 thì chỉ có nghĩa là bài này được sáng tác từ 1906 trở về trước chứ không nhất định là sáng tác vào năm 1906. Thứ hai: vấn đề tác giả là Phan Bội Châu chỉ được nhận định một cách rất dè dặt "lúc đó cho là của Phan Bội Châu" chứ không có bằng cứ văn bản nào thật chắc chắn. Rõ ràng tài liệu tuyên truyền bí mật thì không dễ gì tìm được tác giả, hơn nữa vì thơ tuyên truyền của Phan Bội Châu quá nổi tiếng, nên người ta dễ gán những bài thơ tuyên truyền khác đều là của ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét